Ẩm thực Nhật Bản được xem là một trong những đại diện của ẩm thực phương Đông. Bởi vì những món ăn Nhật Bản chứa đựng toàn bộ những nét tinh hoa nhất, độc đáo nhất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Sự khác biệt văn hóa phương Đông và phương Tây đã những đầu bếp Nhật Bản biến tấu những món ăn mới mang ý nghĩa tôn trọng văn hóa ẩm thực các nước.
Ẩm thực Nhật Bản có sự độc đáo ở chỗ đó là sự pha trộn tinh tế của một số nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Ví dụ như Ramen là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được người Nhật khéo léo sáng tạo và phát triển thành một kiểu ramen của riêng mình. Không chỉ với ramen, nhiều món ăn khác của Nhật Bản cũng chính là sự giao thoa độc đáo giữa 2 nền văn hóa Đông và Tây.
Cùng quay ngược lại thời gian để tìm hiểu nguồn góc của ẩm thực Nhật Bản và sự phát triển của nền ẩm thực Nhật hiện đại. Cùng khám phá vẻ đẹp của nền ẩm thực Nhật bản qua các món ăn.
Nguồn gốc ẩm thực Nhật Bản
Trong xã hội Nhật Bản từ thời xa xưa, một bữa ăn không chỉ là làm no bụng lúc đói hay nhu cầu ăn uống hằng ngày. Mà còn có chức năng xã hội quan trọng đối với người Nhật.
Bữa ăn có thể chứa đựng nhiều tính nhân văn, khẳng định bản sắc văn hóa, thúc đẩy sự gắn kết gia đình và cộng đồng. Nhờ tinh thần tôn trọng thực phẩm và mẹ thiên nhiên, các nguyên liệu dùng để nấu bữa ăn của Người Nhật được chọn từ nguyên liệu lành mạnh tốt cho sức khỏe.
Nhật Bản là một quốc đảo với nhiều đảo lớn nhỏ hợp thành. Trong quá khứ, đất nước Nhật bản do bị cô lập với thế giới bên ngoài khi xung quanh bị bao bọc bởi biển. Nền ẩm thực lấy bấy giờ đơn sơ và sử dụng các nguyên liệu địa phương như rau củ, cá, hải sản là chính. Càng về sau, làn sóng di cư để tìm vùng đất mới của người Hàn Quốc, Trung Quốc đã mang đến nhiều thực phẩm mới, dụng cụ mới chưa từng có ở Nhật Bản. Từ từ bồi dưỡng cho nền ẩm thực Nhật bản trở nên phong phú như hiện nay.
Xét về vị trí địa lý Nhật Bản rất gần với Hàn Quốc chỉ cách đó khoảng 100km. Chỉ cách đại lục Trung quốc hơn 150km. Trong lịch sử, người Hàn di cư sang Nhật Bản mang theo đồ dùng và thực phẩm từ lục địa Châu Á. Bát, đũa và rau củ muối cũng được du nhập từ Trung Quốc.
Ảnh hưởng từ ẩm thực Châu Á
Gạo thường được ăn trong thực phẩm truyền thống của Nhật Bản được coi là có nguồn gốc từ Đông Bắc Á và ở thời kỳ Yayoi gạo được sử dụng phổ biến tại Nhật. Nguồn gốc cụ thể của gạo vẫn chưa được biết, tuy nhiên bản ghi đầu tiên về ngày trồng lúa đến từ Trung Quốc vào khoảng năm 2800 trước công nguyên. Do đó, khả năng cao là gạo đã đến Nhật Bản thông qua Trung Quốc.
Trong khoảng thế kỷ 15 -16, các thương nhân Nhật bản tìm thấy món cá sống lên men trong gạo được gọi là Nare-zushi. Trong đó, từ zushi có nghĩa là cá lên men. Nó có nguồn gốc từ một vùng đâu đó trên sông Mekong trước khi lan sang Trung Quốc và sau đó là Nhật Bản.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc người ta chỉ ăn phần cá lên men và phần gạo bị loại bỏ. Ở Nhật bản, cách ăn này là một sự lãng phí, trong khi nước Nhật lúc đó thường xuyên đối mặt với thiên tai và mất mùa. Do đó, người Nhật quyết định không bỏ đi bất kỳ phần nào của món Nare-zushi và biến tấu nó thành một món mới. Qua thời gian món này được người Nhật phát triển lên một tầm cao và nổi danh trên toàn thế giới, đó là sự khởi nguồn của món Sushi.
Đậu phụ và đồ ngọt Nhật Bản cũng được biết là chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong thời kỳ Nara, trà cũng được giới thiệu đến Nhật bản. Nói cách khác trong quá trình di cư chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã giúp phát triển nền ẩm thực Nhật Bản trở nên phong phú hơn.
Một yếu tố khác để xem xét đóng góp vào nét đẹp của ẩm thực Nhật Bản là tôn giáo. Nhật Bản đã duy trì và thực hành Phật giáo và Thần đạo, nơi cả hai tôn giáo đều chia sẻ các ý tưởng về chủ nghĩa tự nhiên, sự tinh khiết và các món ăn công phu. Thực hành lý tưởng này, Nhật Bản đã tạo ra nhiều món ăn dựa trên độ tươi, sự cân bằng và lành mạnh.
Ảnh hưởng từ ẩm thực Châu Âu
Ngoài ra, văn hóa Nhật Bản được biết là mượn thực phẩm từ các quốc gia phương Tây và biến nó thành của riêng họ mang phong cách mới. Ví dụ “Tempura –天ぷら” được giới thiệu vào cuối thế kỷ 16 và đến từ Bồ Đào Nha. Korokke có nguồn gốc từ món croquettes của Pháp. “Yakiniku -焼肉” được gọi là món “thịt nướng” kiểu Nhật- món nướng này có nguồn gốc từ phương Tây.
Trong thời kỳ Mamoyama (1573-1615) đồ ngọt châu Âu được giới thiệu bởi các thương nhân Hà Lan và Bồ Đào Nha, những người chủ yếu vào Nhật Bản thông qua cảng Nagasaki. Những đồ ngọt đó được gọi là Namban-Gashi. Ngày nay món Tiramisu của Ý cũng được Nhật hóa bằng món Tiramisu Trà xanh với nhiều hình thái khác nhau.
Nói cách khác, thực phẩm Nhật Bản phát triển qua thời gian bởi ảnh hưởng của các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Nét đẹp truyền thống và tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng để phát triển ẩm thực Nhật Bản đa dạng theo chủ nghĩa đề cao tự nhiên, tinh khiết và có tính thẩm mỹ cao.
Hiện tại có thể chia nền ẩm thực Nhật bản thành 2 trường phái: Washoku và Yoshoku
WASHOKU
Washoku là “văn hóa ẩm thực truyền thống” của Nhật Bản khởi sinh từ nguyên liệu thực phẩm bản địa, kết tinh suốt hàng nghìn năm. Washoku sử dụng 7 loại nguyên liệu chính bao gồm: cây trồng gốc, rau xanh, trái cây, thực vật hoang dã ăn được, thực vật biển và ngũ cốc, trong đó gạo và đậu nành nổi bật nhất. Ngoài ra còn có một số thành phần hỗ trợ bao gồm protein động vật từ cá, thịt, trứng.
Washoku mang 4 đặc điểm chính được xem là triết lý ẩm thực của người Nhật: Hương vị thuần túy của nguồn nguyên liệu tươi ngon, cân bằng dinh dưỡng, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và sự luân chuyển 4 mùa. Đây cũng là nét văn hóa được UNESCO năm 2013 công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của thể giới.
Washoku là những món ăn truyền thống Nhật Bản như cơm Onigiri, Sashimi, các món mì Udon, mì Soba, Kaiseki Ryori…
Một số món ăn Washoku nổi bật
1. Sashimi 刺身|さしみ
Sashimi là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính chủ yếu là các loại hải sản tươi sống. Hải sản dùng để làm Sashimi phải có “tiêu chuẩn sashimi”, được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, ngay sau khi bắt được phải được xử lý luôn theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi.
2. Mì Udonうどん
Udon có phần mì được cấu tạo từ hỗn hợp bột mì, nước, muối trộn đều với nhau. Trải qua quá trình nhồi nặn, khi làm ra, Udon sẽ có màu trắng đục đặc trưng. Còn về phần nước mì Udon thì đây là hỗn hợp của nước tương, dashi và rượu mirin, sở hữu hương vị thanh ngọt và vô cùng thơm ngon.
Bạn có thể tham khảo thêm món ăn truyền thống trong ẩm thực Nhật – Mì Udon tại nhà hàng Marukame Udon.
3. Kaiseki Ryori 懐石料理
Kaiseki Ryori được nhắc đến như phần ẩm thực tinh tế và tinh túy nhất của Nhật Bản. Đó là bữa ăn gồm rất nhiều loại rau, và cá cùng với gia vì làm từ rong biển và nấm, những món ăn toát lên được ra hương vị đặc trưng của từng món
YOSHOKU
Yoshoku là những món ăn có nguồn gốc châu Âu hoặc Mỹ (gọi chung là phương Tây). Những món này không phải là món ăn phương Tây chính thống, mà chỉ có nguồn gốc hoặc một ít đặc điểm của phương Tây, được người Nhật thêm vào những biến tấu rất riêng. Yoshoku, về mọi nghĩa, là những món ăn mang “quốc tịch” Nhật Bản 100% chẳng khác gì ẩm thực truyền thống, chứ không phải “đồ phương Tây”.
Yoshoku có nguồn gốc từ thời Minh Trị (1868 – 1912), khi nguyên liệu làm nên các món ăn phương Tây còn khan hiếm, nhưng nhu cầu lại cao do người phương Tây bắt đầu sinh sống và làm việc nơi đây nhiều. Chính vì thế mà các đầu bếp người Nhật thời đó phải ứng biến, cắt ghép ẩm thực Nhật Bản và ẩm thực phương Tây sao cho hài hoà và ngon miệng. Hiện tại thì Yoshoku được xem là một nét ẩm thực đặc sắc của Nhật Bản do có sự pha trộn hoàn hảo giữa hai nền văn hoá.
Một số món ăn Nhật có nguồn gốc từ phương Tây
Một vài món ăn Yoshoku phổ biến nhất là:
1. Korokke コロッケ
Korokke có nguồn gốc từ món croquettes của Pháp, được du nhập đến Nhật Bản vào thế kỷ 19. Korokke bao gồm nhân được tẩm bột và chiên, và được ăn kèm với nước sốt Worcestershire và bắp cải thái sợi. Có nhiều loại Korokke khác nhau tùy vào nguyên liệu của nhân, và phổ biến nhất trong số đó là thịt băm trộn với khoai tây nghiền.
2. Omuraisu オムライス
Omuraisu, viết tắt của omelete-rice, là cơm chiên bọc trong một lớp trứng ốp lết mỏng. Omuraisu thường có hình quả trám và có thể được trang trí với nước sốt cà chua hoặc nước sốt demi-glace. Đó là một món ăn hết sức phổ biến ở quán ăn hay quán cà phê, và ở một số nơi cũng có các nhà hàng đặc sản omuraisu.
3. Kareraisu
Mặc dù cà ri có nguồn gốc Ấn Độ, song vẫn được xem là Yoshoku vì nó được đem vào Nhật thông qua người Anh vào những năm 80. Kareraisu là sự kết hợp của cà ri và cơm. Trước khi vào Nhật, cà ri chỉ được ăn cùng bánh mì dẹt chapati kiểu Ấn, hoặc bánh mì Pháp khi sang đến Anh Quốc. Hiện tại thì món cơm cà ri Nhật Bản nổi tiếng đến mức có những chuỗi nhà hàng và quán ăn chỉ dành riêng cho các loại cơm cà ri. Thậm chí, người Nhật còn có cả bột cà ri ăn liền bạn có thể làm trong vòng 5 phút để ăn cùng cơm trắng.
Vào năm 2013, lần đầu tiên một thương hiệu cơm cà ri Nhật Bản – CoCo Ichibanya chính thức lập Kỷ lục Guinness Thế giới. Đây là một sự kiện chấn động trong nền Ẩm thực thế giới và là niềm tự hào to lớn của Nhật Bản. Vì trước giờ chưa từng có chuỗi hàng nhà Châu Á nào được ghi danh trong sách kỷ lục Guiness thế giới. Đặc biệt hơn, món cà ri lại có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng được người Nhật nâng tầm thành món ăn phổ biến tại Nhật và phát triển ra toàn thế giới.
4. Hambagu ハンバーグ
Hambagu là món nhân bánh hamburger rán lên và ăn như thức ăn mặn. Khác với bánh hamburger gồm thịt kẹp với bánh mì. Hambagu Nhật thường được phục vụ trên một đĩa với rau bên cạnh ăn cùng cơm hoặc bánh mì và nước sốt kèm theo.!
5. Tempura 天ぷら
Tempura gồm có hải sản, rau, nấm hoặc thịt phủ một lớp bột và chiên ngập trong dầu. Sau khi rán phần nhân chín mềm, nhưng phần vỏ giòn, có thể được chấm với muối hoặc nước sốt nhạt trước khi ăn. Tempura được du nhập vào Nhật Bản bởi người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16, và đã trở thành một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Nhật Bản.
6. Okonomiyaki お好み焼き
Okonomiyaki (Bánh xèo Nhật Bản) là từ một món ăn nhẹ rẻ tiền cho học sinh vào khoảng đầu những năm 1900, là một món issen yoshoku – có nghĩa là món ăn kiểu Tây 1-sen. Bánh gồm có các thành phần như hải sản, rau và thịt được trộn lẫn vào bột và nướng lên trên bản sắt. Nhà hàng đặc sản Okonomiyaki thường có một bếp bản sắt lớn Teppan đặt tại bàn ăn, và các khách hàng quen có thể tự nướng phần Okonomiyaki của mình.
7. Gyoza 餃子
Gyoza là bánh bao có vỏ bột nếp, nhồi với nhân gồm có rau thái nhỏ và thịt xay.Gyoza du nhập đến Nhật Bản từ Trung Quốc. Gyoza Nhật Bản thường được chiên chứ không hấp giống như Trung Quốc, và là món phổ biến để ăn cùng với Ramen.
8. Roru Kyabetsu ロールキャベツ
Có xuất xứ từ Thuỵ Điển và Phần Lan, món bắp cả cuộn thịt thường được hầm và ăn cùng với một loại sốt mứt trái cây chua chua. Ở những quốc gia Đông Âu thì món này được ăn kèm với sốt cà chua hoặc kem chua. Ở nhiều nơi, món bắp cải này chỉ có kích cỡ như một điếu xì gà.
Bắp cải cuộn thịt đã theo chân những người phương Tây đi vào lãnh thổ Nhật và ở lại mãi mãi. Công thức làm bắp cải cuộn thịt không khác với công thức truyền thống lắm, bao gồm thịt bằm, hành tây và cà rốt. Tuy nhiên thay vì ăn với các loại sốt kể trên thì người Nhật thường thêm món này vào lẩu Oden cùng với chả cá và nước dùng dashi.
9. Chawanmushi 茶碗蒸し
Chawanmushi là món trứng hấp thập cẩm có cách làm lấy cảm hứng từ món bánh của phương Tây. Thường chứa thịt gà thái miếng, tôm, cá và một hạt cây Ginko trộn lẫn bên trong. Chawanmushi thường được trình bày trong một cốc nhỏ có nắp, và ăn bằng thìa.
10. Guratan (Gratin kiểu Pháp)
Gratin là một từ tiếng Pháp có nghĩa là làm nâu bề mặt của một món ăn bằng bếp lò. Trong khi Guratan (phiên âm gratin của Nhật) dùng để chỉ đích danh món ăn được làm từ nui macaroni trộn với sốt Béchamel, phủ thêm lớp phô mai rồi đem đút lò. Món ăn này được bán nhiều trong các cửa hàng tiện lợi như một món ăn sẵn, để thực khách có thể mua về nhà và tự cho vào lò vi sóng. Ngoài ra thì Guratan còn có một phiên bản khác, cho cơm vào làm món chính thay vì nui, có thêm sốt thịt bằm hoặc hải sản.
Ẩm thực Nhật Bản đã được nâng tầm nhờ những con người sành ăn
Tóm lại, nếu đặc 2 nền ẩm thực khác nhau lên bàn cân để so sánh sẽ thấy chúng có nhiều sự khác biệt. Từ việc chọn nguyên liệu nấu ăn, nếu cách chế biến, sử dụng gia vị và dụng cụ trên bàn ăn.
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bày trí mỗi món ăn. Các món Nhật hầu như không sử dụng gia vị, họ chủ yếu tận dụng hương vị tự nhiên sẵn có trong các thành phần món ăn như cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
Ngược lại, ẩm thực Châu Âu rất đa dạng, sang trọng và đề cao chất lượng dinh dưỡng của món ăn. Món thịt được phục vụ nổi bật và quan trọng hơn các món ăn làm từ rau củ. Ẩm thực Châu Âu cũng chú trọng sử dụng rượu trong nấu ăn và các nước sốt như là gia vị và các món ăn kèm.
Nhiều điểm khác biệt là thế, cứ ngỡ văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây khó mà kết hợp với nhau để tạo nên “tiếng nói chung” trong thế giới ẩm thực đầy sắc màu. Vậy mà người Nhật lại dùng sự sáng tạo của họ khi thử kết hợp những gì độc đáo nhất của 2 “thái cực” ẩm thực này với nhau. Đã tạo nên những món ăn vô cùng hài hòa, vừa mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật, lại vẫn có nét truyền thống riêng mà vô cùng phóng khoáng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để có thể thưởng thức vẻ đẹp và vị ngon của món ăn Nhật Bản hiện đại, pha trộn của ẩm thực Nhật Bản và ẩm thực Châu Âu ngay tại Việt Nam. Thì hãy đến Ussina Sky 77 – Nhà hàng Nhật Bản đậm chất chân thiện mỹ của ẩm thực Nhật là sự lựa chọn không thể thích hợp hơn.
Không gian được trang trí theo phong cách Niku Baru hiện đại, tinh tế. Thực đơn Âu – Nhật phong phú, hơn hết Ussina còn phục vụ món chính làm từ thịt bò Wagyu cực phẩm. Đừng ngần ngại mà hãy nhanh tay đặt bàn ngay để thưởng thức món ngon ngay nhé.
Ussina Aging Beef & Bar – Thương hiệu ẩm thực cao cấp đến từ Nhật Bản
– Ussina Sky 77: Tầng 77, Tòa nhà Landmark 81, số 720A Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TPHCM.
– Hotline: 0287.307.9793