Bangkok, Singapore và Hong Kong được nhiều khách du lịch gọi là “tam giác ẩm thực” ở châu Á bởi sức hút hấp dẫn của những món ăn tại đây. Song châu Á không chỉ có 3 thành phố này khiến thực khách mê mẩn. Mới đây, Sài Gòn được Tạp chí Du lịch của Úc bình chọn là một trong 5 thiên đường ẩm thực mới với chi phí hợp lý. Tạp chí này cũng đánh giá cao sự đa dạng của ẩm thực Sài Gòn.
Bạn có biết lý do khiến nền ẩm thực Sài Gòn được đánh giá cao không?
Sài gòn những năm gần đây trở thành nơi hội tụ của những nền ẩm thực của cả thế giới. Sài Gòn, nơi hội tụ những tinh hoa ẩm thực của 3 miền đất nước. Nơi giao thoa của văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Thái, Ấn, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc….và nhiều vùng quốc gia khác.
Cơ cấu dân cư sinh sống tại Sài Gòn đa dạng nhất Việt Nam, thu hút nhiều người dân từ các địa phương khác đến sinh sống. Nên ẩm thực Sài Gòn có thể xem là sự tổng hòa ẩm thực địa phương và phản ảnh nền ẩm thực Việt.
Từ khu phố của người Tây, người Hoa hay người Việt, đâu đâu cũng có thể gọi cho mình các món ngon của người Hoa, Ấn, Tây Ban Nha. Hay các món Pháp nổi tiếng, xúc xích Đức, Hamburger Mỹ, thậm chí có cả món ăn truyền thống của người Nga. Thực khách có thể say xưa trong hương vị thịt nướng của Tiệp khắc với đủ các loại rượu bia nổi tiếng nhất. Hay các món ăn nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào như mì Udon, sushi đã trở nên quen thuộc với người dân Sài Gòn.
Tuy nhiên, sự giao thoa này không làm mất đi nét đẹp truyền thống. Mà còn giúp cho văn hóa ẩm thực Sài Gòn ngày càng tinh tế, hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Đáng ngạc nhiên hơn cả là ẩm thực Nhật Bản đóng góp nhiều nhất làm nên sự đa dạng của ẩm thực Sài Gòn. Thậm chí nhiều du khách quốc tế cho rằng Sài gòn là thiên đường ẩm thực mới của Châu Á.
Ẩm thực Nhật Bản đang chinh phục người Sài Gòn
Với sự tinh tế trong từng món ăn, sự mới mẻ trong cách chế biến và nét đặc biệt trong mỗi nguyên liệu đã đưa văn hóa ẩm thực Nhật Bản đến với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ẩm thực Nhật Bản ngày càng có sức thu hút đến khẩu vị người Việt, được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Nhiều nhà hàng, quán ăn Nhật Bản thi nhau mọc lên.
- Tập trung tại các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều quán ăn nhà hàng Nhật Bản mở cửa để phục vụ nhu cầu của người Việt có thể thưởng thức món ăn Nhật ngay tại đất nước mình.
- Theo thống kê, số lượng quán ăn nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam đã lên đến gần 1000 nhà hàng, tập trung chủ yếu ở những nơi dân cư đông, đời sống cao ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn).
- Lễ hội ẩm thực Nhật Bản thường xuyên được tổ chức tại Sài Gòn. Đây không chỉ là dịp để người dân thưởng thức những món ăn đặc trưng từ Nhật mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa 2 nước.
Nhưng lý do khiến ẩm thực Nhật Bản dần chinh phục được người Sài Gòn là sự tương đồng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn và ẩm thực Nhật Bản.
Sự tương đồng về văn hóa Ẩm Thực
Ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Nhật Bản có nét tương đồng qua sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa truyền thống. Sự tương đồng này là không hoàn toàn giống nhau. Hai nền ẩm thực bắt nguồn từ hai quốc gia chúng có sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực. Được qui định bởi điều kiện môi trường tự nhiên, điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa,…
1. Văn hóa trên bàn ăn
Cả người Việt và người Nhật có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp, ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Điều này khác hẳn với phương Tây, vì mỗi người đều có suất ăn riêng, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau.
Còn người Việt thì ngược lại, cho nên họ rất thích chuyện trò trong bữa ăn, trái hẳn với người Tây phương tránh nói chuyện khi ăn. Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Châu Á nói chung và người Việt nói riêng. Vì bữa ăn ngoài tác dụng “ăn để no” mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và có thể thoải mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích.
Người Việt và người Nhật từ xưa đến nay vốn coi trọng văn hóa ứng xử. Coi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phần nào trình độ, phẩm cách của một người. Trong bữa cơm gia đình cũng như vậy, người Việt đặc biệt tinh tế trong văn hóa ứng xử ở mỗi bữa ăn.
Còn người Nhật luôn có những nguyên tắc ứng xử được người lớn truyền dạy cho trẻ nhỏ, đều đặn trong từng bữa cơm. Cho dù cuộc sống sau này hiện đại hơn, những nguyên tắc ngầm này vẫn được lưu giữ và nâng niu.
2. Ảnh hưởng từ ẩm thực các quốc gia khác
Người Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của Trung Quốc dưới 1000 năm Bắc thuộc, nhất là về nền ẩm thực và phương pháp nấu ăn. Trong đó có hình thức kho thịt hay cá là điển hình của sự ảnh hưởng từ phương thức nêm nếm của ẩm thực Trung Quốc. Người Việt biến tấu những món ăn đậm chất Trung Quốc thành món ăn mang bản sắc Việt.
Từ đầu thế kỷ 20 đến thế kỷ 21, các món ăn phương tây du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt là tại Sài Gòn, người Pháp và người Mỹ đã để lại cho ẩm thực Sài Gòn một chất rất riêng mà không phải ở địa nào tại Việt Nam cũng có được.
Ngay từ sớm, đậu nành và lúa mì du nhập từ Trung Quốc ngay sau gạo du nhập từ Hàn Quốc. Và hai thứ đó là thành phần chủ yếu của bếp Nhật Bản. Đũa và một số thực phẩm quan trọng khác có liên quan đến các món ăn cũng được du nhập từ Trung Quốc.
Ít ai biết rằng sushi thực ra có nguồn gốc từ món cá lên men được bọc trong lớp gạo để bảo quản của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình pháp triển, người nhật đã nâng tầm Sushi lên đỉnh cao mới được cả thế giới chấp nhận.
3. Tương đồng về nguồn nguyên liệu
Ở Việt Nam từ xưa đến nay, lương thực chính là gạo (chủ yếu là gạo hạt dài), trong khi đó tại Nhật Bản xưa kia, lương thực chính là mạch (Mugi – hay còn gọi là đại mạch, tiểu mạch, kiều mạch) và gạo (Kome – cơ bản là gạo hạt tròn). Lương thực phụ ở cả hai quốc gia là ngũ cốc và các loại khoai.
Trong các món ăn chế biến từ gạo và mạch, nổi bật nhất là cơm (Gohan), xôi (Okowa, Kowameshi), cháo (Kayu) và bánh (Mochi), còn từ lương thực phụ là bánh và nhiều loại mì. Nếu như Việt Nam có nhiều loại xôi thì Nhật Bản lại phong phú về các loại mì. Tuy nhiên, các loại mì của Việt Nam chủ yếu làm từ gạo và có nhiều tên gọi khác, ví dụ như sợi phở, hủ tiếu, bún…
Việt Nam và Nhật Bản là 2 quốc gia tiếp giáp với biển, nên nguồn nguyên liệu nấu ăn từ hải sản tươi sống khá tương đồng. Tuy nhiên, cách chế biến lại có khác biệt. Người Nhật thích ăn thịt, cá tươi sống, trong khi người Việt Nam đa số sẽ nấu chín thịt cá và chỉ ăn rau củ sống.
4. Dùng nước chấm trong bữa ăn
Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt, trong khi các món ăn khác thì có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì ai cũng dùng, cũng chấm. Do vậy, chén nước mắm trở thành gia vị trong thể thiếu trong kệ bếp của gia đình Việt. Nước tương cũng được xem là món chấm phổ biến thứ hai trong bữa ăn của người Việt.
Người Nhật có thói quen sử dụng nước tương (theo tiếng Nhật được gọi là Shoyu) thay vì dùng nước mắm. Bởi nước tương được xem là sự lựa chọn cần thiết cho những bữa ăn lành mạnh. Tăng hương vị cho món ăn, món thơm ngon, đậm đà hơn. Chứa các protein, isoflavones từ đậu nành tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol trong máu…
Thói quen ăn ngoài của người Việt
Người Việt ngày càng có xu hướng ưu chuộng dùng bữa ở bên ngoài thay vì ăn cơm gia đình. Đây cũng chính là lý do giúp ẩm thực các nước được người Việt chấp nhận ngày càng nhiều.
Cuộc sống quá bận rộn khiến việc mua đồ về nấu ăn ở nhà rồi dọn dẹp trở thành gánh nặng với nhiều người, đặc biệt ở các thành phố lớn. Thế nên bữa sáng các món điểm tâm nhanh, gọn, dễ dàng mua tại cửa hàng tiện lợi hay các quán ăn như bánh mì, xôi, phở, bánh ướt… được ưu tiên.
Dân văn phòng, thường xuyên phải tiếp khách ở bên ngoài. Thời gian nghỉ trưa ngắn, chỉ khoảng 1 giờ, nên hầu hết mọi người rủ nhau đến các quán ăn, nhà hàng. Nhà hàng ngày nay còn nghiên cứu kỹ lường về khẩu vị và thị hiếu của thực khách nhằm đem lại những món ăn thỏa mãn sự thèm ăn với chi phí hợp lý. Do đó, việc ăn tại nhà hàng trở thành một phần trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ ăn tại nhà vào các ngày cuối tuần.
Ussina mang tinh hoa ẩm thực Nhật Bản vào thiên đường ẩm thực Sài Gòn
Ussina là hệ thống nhà hàng Nhật Bản cao cấp đến từ đất nước mặt trời mọc. Tiếp nối thành công của các thương hiệu nhà hàng nổi tiếng trong cùng hệ thống của tập đoàn Lotus Group như chuỗi nhà hàng mì Marukame Udon, Kem Hokkaido Meiwa, Chiyoda Sushi, Cơm cà ri Coco Ichibanya.
Với mong muốn đem lại nhiều nhất tinh hoa ẩm thực Nhật bản, nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt nam. Bên cạnh đó, Ussina đem tới trào lưu ẩm thực đang rất được ưa chuộng tại Nhật Bản: Trải nghiệm thịt bò Snow Aging Wagyu – Bò ủ lạnh trong Tuyết. Loại thịt bò được mệnh danh là thịt “Vân cẩm thạch” có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao.
Ussina mong muốn chạm đến trái tim khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ cao cấp chuẩn Nhật bản. Ngoài nguyên liệu cao cấp và độc đáo, giá trị thực sự khiến cho Ussina thu hút thực khách chính là “sự trải nghiệm” ẩm thực ở tầm cao chưa từng có tại Việt Nam.
Từ phong cách trang trí nhà hàng đến thực đơn, Ussina là nhà hàng Nhật Bản hướng tới việc truyền tải văn hóa ẩm thực đầy tinh tế, trang trọng và tạo nên những thăng bậc cảm xúc cho thực khách. Với các thực đơn đa dạng, pha lộn phong cách ẩm thực Nhật Bản – Châu Âu. Cùng với những nguyên liệu cao cấp và tốt cho sức khỏe.
Ussina chắc chắn sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn để trải nghiệm ẩm thực đặc sắc tại Sài Gòn. Hãy lên kế hoạch trải nghiệm ẩm thực độc đáo và lưu lại những khoảng khắc ngoạn mục của thành phố năng động tại nhà hàng Ussina ngay bạn nhé.
Ussina Aging Beef & Bar – Thương hiệu ẩm thực cao cấp đến từ Nhật Bản:
Địa chỉ: Tầng 77, Tòa nhà Landmark 81, TPHCM.
Hotline: 0287.307.9793